- Là một tên gọi khác của “cò đất” chuyên lừa đảo
- Là những người sống bằng tiền hoa hồng cao ngất ngưởng
- Là nghề không cần phải đào tạo chỉ cần mặc chuyên mặc đồ đẹp và nói chuyện khéo léo
- Hay là nghề dành cho sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thực tế và chấp nhận vào làm để kiếm kinh nghiệm viết vào CV
Nếu bạn đã từng nghĩ về nghề này như vậy và thì hy vọng sau bài viết này của Danh Bạ Nhà Đất và bạn có cái nhìn khác- cái nhìn đúng về nghề môi giới bất động sản.
Khó khăn của nghề môi giới BĐS
Tìm kiếm khách hàng:Đây là công việc vất vả nhất đối với những người làm nghề môi giới BĐS. Tìm khách hàng cho các ngành hàng có sản phẩm giá trị thấp thì không hề khó, nhưng với những căn nhà tiền trăm, tiền tỷ thì không hề dễ dàng. Làm thế nào để tìm ra họ trong một đám đông, đó việc mà các nhân viên môi giới phải nỗ lực hết mình để tìm kiếm.
Xây dựng mối quan hệ:
Ở Việt Nam, mua bán BĐS thường dựa trên các mối quan hệ quen biết, tin tưởng. Với một người trẻ mới ra trường thì xây dựng được mạng lưới quan hệ rộng rãi là một thách thức lớn.
Áp lực công việc:
Làm nghề môi giới BĐS bạn cần phải quen với việc làm việc vào ngày nghỉ và ngoài giờ hành chính. Vào thời điểm mà mọi người nghỉ ngơi thì bạn phải làm việc vì lúc đó khách hàng của bạn rảnh và bạn mới có thể gặp được họ.
Đặc thù của ngành này là khách hàng rất ít khi chủ động tìm đến bạn, do đó bạn phải chủ động tiếp cận, gặp gỡ khách hàng. Vì vậy, khi có được một cuộc hẹn với khách hàng thì dù đường sá xa xôi thì bạn cũng phải cố gắng đi để gặp gỡ họ.
Đối mặt với nhiều tình huống không mong muốn:
Hãy chuẩn bị một tinh thần thép để đối mặt với những tình huống như: mọi thỏa thuận đàm phán đã xong xuôi nhưng lại khách hàng lại hủy giao dịch vào phút chót; hoặc khách hàng hẹn bạn nhưng khi đến nơi họ lại không tới...
Bạn có thể gặp nguy hiểm khi làm việc với những vị khách không đứng đắn nghiêm túc, đặc biệt với nhân viên môi giới là nữ.
Mỗi nghề có những khó khăn, thách thức riêng. Chúc các bạn vượt qua được các chướng ngại vật để chạm tới thành công, vì không có thành công nào có thể đến một cách dễ dàng cả.
Ai phù hợp với nghề môi giới BĐS?
Ai cũng có thể làm được nghề môi giới BĐS miễn là đáp ứng được các tiêu chí sau:Điều kiện cần:
- Kiên trì, nhẫn nại: Không nhiều khách hàng chủ động đến tìm gặp bạn mà bạn phải đi tìm khách hàng. Nếu bạn chịu được cảnh ngày nào cũng phải cố gắng gọi điện cho rất nhiều người lạ để tiếp chuyện với họ, hoặc xin được một lịch hẹn, thì bạn có thể làm được.
- Không tự ái: Nếu bạn hay tự ái vì gặp chuyện không vui, hoặc vì bị người khác từ chối, thậm chí là mắng mỏ thì bạn không thể làm được nghề này.
- Hiểu và yêu nghề: Chỉ khi bạn hiểu được tầm quan trọng của nghề mình bạn mới có tình yêu và niềm tin để theo đuổi nó. Bởi vì bước đầu vào nghề rất khó khăn, đặc biệt khi chưa có được giao dịch nào thì bạn sẽ cảm thấy nản chí và muốn bỏ cuộc. Hãy cố gắng đến cùng vì xung quanh bạn vẫn có những người môi giới thành công mà. Một khi thị trường vẫn nhộn nhịp thì bạn vần còn rất nhiều cơ hội.
Điều kiện đủ:
- Kiến thức và kỹ năng: Nếu bạn nghĩ rằng nghề môi giới BĐS chỉ cần có vẻ ngoài nổi bật cùng tài ăn nói thì có thể khiến khách hàng gật đầu cái rụp, ký ngay vào hợp đồng và nhận được hoa hồng cao chót vót thì bạn nhầm rồi.
Để làm được nghề môi giới BĐS bạn phải có các kiến thức về nhà đất, luật pháp, cập nhật các thông tin về thị trường BĐS. Bên cạnh đó là một chút hiểu biết về phong thủy, kiến trúc, trang trí nội thất. (Đừng lo lắng, những kiến thức này ai cũng phải học mới có được chứ không tự nhiên mà biết được, bạn hoàn toàn có thể học được).
- Kỹ năng mềm: Tính chất công việc của bạn là làm việc trực tiếp với khách hàng, do vậy bạn cần phải có những kỹ năng mềm. Cũng giống như kiến thức về nghề, bạn hoàn toàn có thể học.
- Chứng chỉ hành nghề: Theo thông tư 11/2015/TT-BXD của Bộ xây dựng thì từ năm 2016, nhân viên môi giới BĐS phải có các chứng chỉ hành nghề.
Trước đây, do việc hình thành một cách tự phát, tuyển dụng đơn giản khiến cho việc gia nhập nghề đơn giản, dẫn tới sự thiếu chuyên nghiệp và hiểu biết về nghề. Dẫn tới chuyện nghề môi giới BĐS được coi trọng ở trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì không. Do đó, việc học và thi chứng chỉ sẽ giúp nhân viên môi giới được đào tạo bài bản hơn, có một hình ảnh chuyên nghiệp hơn, không còn bị xã hội nghĩ nghề này là tên gọi sang chảnh của “cò đất” nữa.
Nếu bạn chưa đáp ứng được những tiêu chí trên nhưng vẫn muốn thách thức bản thân mình trong nghề môi giới BĐS, thì xin chúc mừng bạn. Bạn đã chọn đúng con đường để rèn giũa bản thân và tăng cơ hội kiếm được mức thu nhập đáng mơ ước.
Danh Bạ Nhà Đất gợi ý cho bạn công cụ trắc nghiệm tính cách DISC giúp bạn xác định được nhóm tính cách nổi trội của mình, những điểm mạnh, yếu và những nhóm ngành nghề phù hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét